Những vùng H II nổi bật Vùng H II

Bức ảnh qua bước sóng khả kiến (trái) chụp các đám mây khí và bụi trong tinh vân Lạp Hộ; bức ảnh hồng ngoại (phải) lộ rõ các ngôi sao bên trong tinh vân.

Những vùng H II nổi bật trong Ngân Hà bao gồm tinh vân Lạp Hộ, tinh vân Eta Carina, và tổ hợp Berkeley 59 / Cepheus OB4.[26] Tinh vân Lạp Hộ, nằm cách Trái Đất khoảng 500 pc (1500 năm ánh sáng) là một phần của Đám mây phân tử khổng lồ (gọi là OMC-1) mà nếu nó hiện lên dưới ánh sáng khả kiến, nó sẽ choán đầy chòm sao Lạp Hộ.[8] Tinh vân Đầu NgựaVòng Barnard là hai phần nổi bật thuộc đám mây khí này.[27] Tinh vân Lạp Hộ thực sự là một lớp khí ion mỏng nằm ngoài rìa của đám mây OMC-1. Các ngôi sao trong cụm sao Hình Thang và đặc biệt là θ1 Orionis là nguyên nhân cho sự ion hóa các đám khí.[8]

Đám mây Magelland lớn, một thiên hà vệ tinh của Ngân Hà nằm cách hệ Mặt Trời khoảng 50 kpc (gần 160 nghìn năm ánh sáng), chứa một vùng H II khổng lồ gọi là tinh vân Tarantula. Nó có kích thước khoảng 200 pc (600 năm ánh sáng), tinh vân này là vùng H II có khối lượng lớn nhất và lớn thứ hai về kích thước trong nhóm Địa Phương.[28] Nó lớn hơn cả tinh vân Lạp Hộ, và trong nó đang hình thành hàng nghìn ngôi sao, một số sao với khối lượng trên 100 lần khối lượng Mặt Trời - các sao loại OBsao Wolf-Rayet. Nếu tinh vân Tarantula ở vị trí gần Trái Đất như tinh vân Lạp Hộ, nó có thể chiếu sáng như Trăng tròn trên bầu trời đêm. Vụ nổ siêu tân tinh SN 1987A đã xảy ra ở rìa của tinh vân Tarantula.[24]

Một vùng H II khổng lồ khác - NGC 604 nằm trong thiên hà Tam Giác, cách Mặt Trời khoảng 817 kpc (2,66 triệu năm ánh sáng). Nó có kích thước xấp xỉ 240 × 250 pc (800 × 830 năm ánh sáng), NGC 604 là vùng H II có khối lượng lớn thứ hai trong nhóm Địa Phương, tuy nhiên nó có kích cớ lớn hơn tinh vân Tarantula một chút. NGC 604 chứa khoảng 200 sao nóng loại OB và Wolf-Rayet, làm nhiệt độ đám khí trong tinh vân có nơi lên đến hàng triệu độ C, khiến các khí bức xạ ra tia X năng lượng cao. Tổng khối lượng của khí nóng trong NGC 604 là khoảng 6.000 lần khối lượng Mặt Trời.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vùng H II http://astro.if.ufrgs.br/evol/bib/odell.pdf http://www.britannica.com/EBchecked/topic/250567 http://books.google.com/books?id=SLEzPBn1i2gC&pg=P... http://adsabs.harvard.edu/abs/1864RSPT..154..437H http://adsabs.harvard.edu/abs/1928ApJ....67....1B http://adsabs.harvard.edu/abs/1947ApJ...105..255B http://adsabs.harvard.edu/abs/1981ApJ...247L..77H http://adsabs.harvard.edu/abs/1983MNRAS.204...53S http://adsabs.harvard.edu/abs/1984QJRAS..25...65H http://adsabs.harvard.edu/abs/1990ApJ...349..126F